Bối cảnh Thế hệ thứ tám của máy chơi trò chơi điện tử

Thế hệ này dự đoán sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ điện thoại thông minh, máy tính bảngTV thông minh.[3][4][5][6][7] Vào năm 2013, doanh thu trò chơi trên Android đã vượt doanh thu trên máy chơi trò chơi điện tử cầm tay, trong khi vẫn chỉ đứng thứ hai sau doanh thu trò chơi trên iOS.[8] Trong năm tài chính (FY) 2013 (kết thúc vào đầu năm 2013), Nintendo bán được 23,7 triệu máy, [9] trong khi Apple bán được 58,2 triệu iPad vào FY 2012 (kết thúc vào cuối năm 2012).[10] Một mối đe dọa đặc biệt đối với các trò chơi trên nhiều hệ máy là những trò chơi miễn phí, trong đó hầu hết người chơi đều ưa chuộng chơi miễn phí và một số ít người chơi khác trả tiền để chơi phần còn lại của trò chơi, hoặc trò chơi được hỗ trợ bởi quảng cáo.[11]

PlayStation 4, Xbox One và Wii U đều sử dụng AMD GPU và hai trong số chúng (PS4 và XBO) cũng sử dụng AMD CPU trên một x86-64 Architecture, tương tự như máy tính cá nhân thông thường (trái ngược với PowerPC Architecture của IBM được sử dụng trong thế hệ trước). Microsoft, Nintendo và Sony đều không biết rằng tất cả cùng sử dụng phần cứng AMD cho đến thời điểm công bố.[12] Sự thay đổi này được coi là có lợi cho sự phát triển đa nền tảng, do sự tương đồng ngày càng tăng giữa phần cứng PC và phần cứng máy chơi trò chơi điện tử. Nó cũng giúp tăng thị phần cho AMD (vốn đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gắt gao từ Intel trên thị trường PC).[13]

Nhiều microconsole khác nhau (nhỏ hơn và chủ yếu dựa trên hệ điều hành Android) đã phát hành từ năm 2012, mặc dù chúng hiếm khi được coi là một phần của thế hệ thứ tám (hoặc bất kỳ) của máy chơi trò chơi điện tử. Các hệ máy vi mô này bao gồm Ouya, Nvidia Shield Console, Amazon Fire TV, PlayStation TV, MOJO, Razer Switchblade, GamePop, GameStick và máy Steam Machine dựa trên PC.[14][15][16] Một số microconsoles phát hành như phiên bản thu nhỏ của các máy từ thế hệ trước, chạy một số trò chơi từ máy đó. Chúng bao gồm NES Classic Edition, SNES Classic Edition, PlayStation ClassicSega Genesis Mini.

Các tùy chọn trò chơi trên đám mây cũng đã được phát triển ở thế hệ thứ tám. PlayStation Now cho phép chơi trò chơi trên đám mây của PlayStation 2, 3 và 4 với hệ máy PlayStation hiện tại và máy tính cá nhân. Microsoft bắt đầu phát triển một dịch vụ tương đương gọi là xCloud cho các trò chơi Xbox và Windows. Google phát hành Stadia, một nền tảng trò chơi trên đám mây chuyên dụng được thiết kế để giảm độ trễ và các tính năng nâng cao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế hệ thứ tám của máy chơi trò chơi điện tử http://www.kotaku.com.au/2010/07/why-are-consoles-... http://www.1up.com/features/breaking-down-ouya-ste... http://blog.appannie.com/app-annie-idc-portable-ga... http://news.brothersoft.com/nindendo-wii-2-project... http://www.businessinsider.com/nintendos-project-c... http://www.computerandvideogames.com/426810/wii-u-... http://www.digitaltrends.com/gaming/nintendos-magi... http://www.edge-online.com/features/with-ouya-game... http://geekaphone.com/blog/mobile-games-by-the-num... http://www.industrygamers.com/news/microsoft-hirin...